Thi công hệ thống báo cháy tự động và các hình thức pccc hiện hành
Đăng ngày 03-10-2020
1. Thi công hệ thống báo cháy tự động
Các thiết bị chính trong hệ thống báo cháy tự động

Cài đặt, lập trình tủ trung tâm trong hệ thống PCCC
- Tủ trung tâm báo cháy (thường hoặc địa chỉ tùy vào nhu cầu sử dụng)
- Đầu báo cháy (lửa, khói, quang,… tùy theo đặc điểm từng khu vực).
- Nút ấn báo cháy khẩn cấp
- Chuông, còi, đèn báo cháy
- Bảng hiển thị phụ
- Module giám sát và module điều khiển (với hệ thống báo cháy địa chỉ)
Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy
- Bước 1: Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn về vị trí đặt trung tâm báo cháy.
- Bước 2: Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.
- Bước 3: Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, chuông đèn, tủ trung tâm,…)
- Bước 4: Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị.
2. Thi công hệ thống chữa cháy họng nước vách tường

Thi công hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
- Bồn/ bể chứa nước
- Họng nước chữa cháy (van khóa, vòi, lăng phun)
- Hộp đựng phương tiện chữa cháy
- Cuộn vòi chữa cháy
- Đầu phun
- Thiết bị bơm (thường là máy bơm)
- Hệ thống đường ống và phụ kiện
- Van góc chữa cháy
- Lăng phun chữa cháy
Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy họng nước vách tường
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
- Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
- Bước 3: Làm một hệ thống giá đỡ ống, các giá đỡ này cần phải đáp ứng đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà cũng như vách tường.
- Bước 4: Thực hiện kết nối ống và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
- Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
- Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
3. Thi công hệ thống chữa cháy sprinkler

Các thiết bị trong hệ thống chữa cháy Sprinkler
- Đường ống Sprinkler gồm đường ống cấp chính, đường ống ngang chính và đường ống nhánh.
- Đầu phun Sprinkler
- Tủ điều khiển bơm chữa cháy
- Máy bơm chữa cháy
- Thiết bị duy trì áp lực đường ống
- Cụm van kiểm tra mở máy
Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy Sprinkler
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
- Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
- Bước 3: Lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
- Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun Sprinkler và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
- Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
- Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
4. Thi công hệ thống chữa cháy bọt foam

Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy bọt Foam
- Nút ấn báo cháy
- Đầu báo cháy (khói, nhiệt)
- Tủ điều khiển trung tâm
- Đầu phun Foam
- Bồn chứa hợp chất
- Bộ trộn Foam
- Ống dẫn, lăng phun Foam
Quy trình thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
- Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
- Bước 3: Lắp đặt bồn chứa hợp chất; đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
- Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt ống dẫn, lăng phun Foam và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
- Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
- Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
5. Thi công hệ thống chữa cháy khí
.jpg)
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy khí
- Tủ trung tâm xả khí
- Đầu báo cháy (khói/ nhiệt)
- Còi, đèn báo xả khí
- Nút ấn còi báo động
- Nút ấn xả khí bằng tay
- Nút nhấn tạm dừng xả khí
- Đầu phun xả khí
- Hệ thống đường ống
- Bình khí (CO2/ Nitơ/ FM200/ NOVEC 1230) và phụ kiện/ máy phun khí Aerosol
Quy trình thi công hệ thống chữa cháy khí
- Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
- Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
- Bước 3: Làm hệ thống giá đỡ cụm bình chứa khí; lắp đặt đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
- Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt đầu phun xả khí và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
- Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
- Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.
6. Hệ thống chữa cháy bình xách tay

Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, công trình còn phải được bố trí lắp đặt bình chữa cháy xách tay tại các lối thoát nạn, đảm bảo đủ điều kiện để dập tắt đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh, thích hợp với tất cả các nhóm cháy, an toàn cho các vật dụng được chữa cháy của tòa nhà, nhà máy.
Mỗi bình chữa cháy xách tay phải được cung cấp bao gồm ống mềm vòi phun và đai lắp loại thông dụng, đạt tiêu chuẩn. Cơ cấu kích hoạt phải đạt tiêu chuẩn, dễ sử dụng, đáng tin cậy, thao tác nhanh gọn. Phương pháp vận hành được ghi ro trên bình chữa cháy. Trên nhãn cũng được cung cấp chi tiết về cách lắp đặt và bảo dưỡng.